Tu bắt đầu từ đâu |
Trong Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta khéo giữ ba nghiệp, đem khẩu nghiệp để ở đầu tiên: "Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người". Trong câu này liền bao gồm không vọng ngữ, không hai chiều, không ác khẩu, không thêu dệt. Thân-ngữ-ý, vì sao "Kinh Vô Lượng Thọ" muốn đem "ngữ" xếp ở đầu tiên? Tất cả chúng sanh rất dễ dàng phạm khẩu nghiệp, tạo khẩu nghiệp. Chúng ta bình thường tu tích công đức, nói lời thành thật, đều là từ khẩu nghiệp tiêu tán mất hết, cho nên không thể tích, công đức đều trôi mất hết. Từ ngay trong khẩu nghiệp trôi mất, từ trên thái độ đối nhân xử thế tiếp vật trôi tiêu mất. Hành vi ngôn ngữ động tác của chúng ta rất là thô lỗ, để người ta xem thấy đều không vui, từ ngay chỗ này mà mất đi công đức. Chính mình nhất định phải biết.
Cho nên, người xưa nói tu hành phải "Bắt đầu từ không vọng ngữ". Lời nói này nói được rất có đạo lý, tương ưng với "Kinh Vô Lượng Thọ" nói bắt đầu từ khéo giữ khẩu nghiệp. Ở trên Kinh không biết Phật đã nói qua bao nhiêu biến, bao nhiêu lần, dạy bảo chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật phải hòa nhan ái ngữ, hòa thuận đối với người, nhan sắc biểu cảm của chúng ta hòa thuận dễ gần. Thế nhưng chúng ta khi tiếp xúc với đại chúng luôn quên mất, vẫn cứ tùy thuận tập khí phiền não của chính mình, vậy thì làm sao có thể thành công? Khi giảng Kinh nói pháp có thể nói, nhưng khi cảnh giới hiện tiền hoàn toàn không phải là như vậy.
Từ ngay chỗ này xem thấy chúng ta tu hành công phu không có lực. Cho nên phải mỗi giờ mỗi phút đi khám nghiệm, vì vậy có hai buổi công phu sớm tối. Khóa sớm nhắc nhở chính mình, buổi tối là phản tỉnh. Nếu không mà nói, khóa lễ sớm tối cho dù làm cho bạn định rồi, khảo hạch rất nghiêm cẩn, khóa sớm tối bạn đều đạt, không kém khuyết buổi nào, thế nhưng bạn có thật làm hay chưa? Có trời mới biết. Nếu thật làm, khóa sớm bạn đích thực ghi nhớ giáo huấn của Kinh văn ở trong tâm, khóa tối khi mở Kinh văn ra từng điều từng điều chân thật phản tỉnh kiểm điểm: "Phật dạy chúng ta làm, chúng ta có làm hay chưa? Dạy chúng ta không được phép làm, chúng ta có vi phạm hay không?". Đây là bạn chân thật tu khóa sớm tối. Như vậy mà làm khóa sớm tối bạn mới xứng đáng được với Phật Bồ Tát. Nếu như là có miệng không có tâm, chỉ làm trên hình thức, Kinh văn lướt qua ngoài cửa miệng, thì bạn có lỗi với Phật Bồ Tát, có lỗi với chính mình, bạn ở nơi đó là giả không phải là thật.
https://youtu.be/dXfI41OfxsEhttps://youtu.be/dXfI41OfxsE